HLC Việt Nam trân trọng giới thiệu một số loại vật tư đóng gói hàng hóa phổ biến nhất hiện nay, và công dụng cũng như cách thức sử dụng của chúng trong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng hóa để quý khách hàng tham khảo.
I. Các loại vật liệu bọc, đóng gói hàng hóa:
1. Khung xương gỗ:
Khung xương gỗ: dùng để đóng các loại hàng hoá nguyên đai nguyên kiện như nồi cơm điện, bếp ga, lò vi ba, lò nướng, bếp từ, máy ép trái cây, máy làm sữa đậu nành…..các thanh gỗ che chắn sẽ đảm bảo 6 mặt bên của thành thùng hàng không bị tác động khi bốc xếp và vận chuyển.
2. Thùng gỗ:
Dùng để đóng gói các loại máy móc công nghiệp, màn hình tivi, vi tính, laptop……vận chuyển bằng đường tàu thuỷ, đường bộ và đường bay
3. Thùng carton
Dùng để chứa các loại hàng hoá thông dụng như: điện thoại, quần áo, ấn phẩm, sách báo, tạp chí, catalogue, thực phẩm……Tuz theo trọng lượng hàng hóa mà sử dụng loại thùng phù hợp (thường trên 05 lớp mới đủ độ cứng) khi vận chuyển.
4. Hộp bằng gỗ chuyên dụng
Dùng để đựng các chất bột khô không màu, dao kéo, đồ trang sức, …..thường các hộp này sau khi chứa các hàng hoá nêu trên sẽ được bỏ vào trong 01 thùng khác có chèn lót và có độ cứng, dai bền có tác dụng bảo vệ hàng hoá bên trong.
5. Hộp kim loại
Hộp bằng kim loại: dùng để đựng chất bột khô có màu, các loại hạt, các chất dầu mỡ khó chảy như cao, xà phòng mềm, nhựa cây, chất lỏng…….Tuy nhiên các chất này phải được bỏ vào trong lớp bọc thứ nhất bằng hộp, túi vải, hộp nhựa…) sau đo mới bỏ bỏ vào hộp thứ 2 bằng gỗ, kim loại có độ bền dai có chèn lót để các chất bên trong không chảy ra.
6. Mút mềm: có tính co giãn, tránh trấy xước dùng để quấn quanh các sản phẩm dễ vỡ như quà lưu niệm bằng thuỷ tinh, các thiết bị điện tử……
7. Mút xốp:
– Dạng thùng: có tính cách nhiệt, dễ bể vỡ dùng để đóng gói các hàng đông lạnh, hàng tươi sống – Dạng miếng: dùng để chèn lót
8. Mùn cưa: có tính thấm nước dùng để chèn lót đối với hàng chất lỏng
9. Hạt xốp: có tác dụng cách nhiệt, nhẹ, êm không bị xẹp dùng để đệm dễ vỡ
10. Ống nước: chống trầy xước, giữ các bản vẽ, tranh vẽ… hình cuộn có chiều dài không bị gãy, xẹp khi vận chuyển
11. Bubble (màng hơi bóp nổ): Giấy gói bubble là vật liệu gói được làm từ các bóng khí cao ,27 cm giữa hai tấm nilon khi chúng được gắn vào nhau, các bọt khí này có chức năng đàn hồi chống va đập, có khả năng đệm và dùng để gói bên ngoài các sản phẩm, không kể hình dạng hoặc kích thước.
12. Bọt xốp mềm: Bọt xốp mềm là những tấm lót đặc biệt như polyetylen (PE), polyuretan(PU), và polypropylen (PP) có đàn hồi, hút nước , tính đệm giảm tác động khi có va chạm, dùng để gói bọc những hàng chất lỏng như qua lưu niệm có chứa nước, dầu xoa bóp, dầu gội đầu, sữa tắm…..
13. Băng keo: dùng để dán đáy, nắp … thùng hàng (carton) để không bị đổ ra ngoài khi vận chuyển.
14. Giấy kraft (có lớp phủ nilon): có tính chất dai bền, không thấm nước dùng để gói những hàng hoá có tính chất nhẹ như vải, khăn lông, quần áo…khi bị tác động (đè, ném..) không ảnh hưởng đến nội dung bên trong.
15. Giấy Cuộn : có tính chất mềm mại, thấm nước dùng để gói những hàng hoá có tính chất nhẹ, dễ vỡ như ly, tách, bình trà, chèn lót xung quanh các vật dụng chứa chất lỏng…
II. Cách gói bọc một số hàng phổ biến:
1. Hàng dễ vỡ gồm ly, tách, chén, bóng đèn, gốm, sứ, tượng thạch cao…..….
Bước 1: Dùng bọt xốp mềm/mút mềm, giấy Cuộn quấn quanh từng sản phẩm, lấy băng keo dán các mép và dán chung quanh sản phẩm để cố định sản phẩm.
Bước 2: Dưới đáy thùng carton động 0 lớp giấy vụn/ giấy báo / hạt xốp khoảng 3cm, sau đó đặt từng sản phẩm đã được gói lại vào thùng hàng và chèn các giấy vụn hoặc carton ngăn giữa các sản phẩm trách va chạm giữa các sản phẩm.
Bước 3: Trên thùng hàng ghi chú HÀNG DỄ VỠ để lưu { khi khai thác và vận chuyển.
2. Hàng chất lỏng:
– Vặn chặt nắp của chai/lọ:
+ Cuốn băng keo xung quanh nắp của chai/lọ để giữ chặt
+ Bỏ chai/lọ vào túi nylon, buộc miệng túi
+ Bọc 0 lớp bao bì bên ngoài bằng mút hay túi bong bóng
+ Đặt chai/lọ vào thùng kim loại hoặc thùng gỗ có chèn mút xốp mềm/ giấy Cuộn / mùn cưa xung quanh
– Nếu nhiều chai lọ để trong một thùng phải được ngăn cách bởi vách ngăn hoặc dùng các vật liệu có độ đàn hồi chèn kín giữa các khoản trống để không cho xê dịch sản phẩm. Sử dụng thêm các vật liệu chèn như: tấm bọt khí, mút, xốp, hạt nở, giấy vệ sinh …
3. Hàng chất bột: các loại bột có tính chất dễ phát tán khi bị rơi ra ngoài nên phải được bỏ trong chai/lọ/hộp kim loại/hộp gỗ quấn xung quanh bằng mút mềm và dán kín đóng kín, sau đó bỏ vào thùng hàng chèn các vật liệu thấm nước như giấy Cuộn, mùn cưa có tác dụng bảo vệ các chai/lọ/hộp không bị tác động khi va chạm và ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài.
4. Hàng điện tử: máy tính, máy tính xách tay, điện thoại các loại, máy chụp hình, máy quay phim, màn hình LCD, Ram/chip, các thiết bị điện tử khác…
– Sử dụng chất liệu đệm
+ đóng gói bên ngoài bằng thùng carton, thùng gỗ
– Chất liệu đệm là út, xốp, ọt mềm (những miếng bọt này bảo vệ các mặt hàng dễ vỡ khỏi va chạm và ảnh hưởng trong các điều kiện xử l{ gói hàng bình thường và duy trì mức độ bảo vệ này trong toàn bộ quá trình phân phối)….
– Trường hợp các gói bọc của nhà sản xuất quá mỏng có thể sử dụng hộp kép để gia tăng an toàn hàng hóa
+ Đặt thùng hàng nhà sản xuất ban đầu ở trên vật liệu lót và ở giữa hộp chứa hàng vận chuyển và đặt tấm lót xung quanh năm cạnh còn lại.
+ Chèn lót xung quanh thùng hàng nhà sản xuất bằng vật liệu hạt xốp hoặc giấy gói hàng dùng để lấp đầy khoảng trống, tránh chèn chặt làm tức thùng hàng bên trong
Lưu ý : ngoài các hướng dẫn nêu trên đơn vị có thể vận dụng thay thế các vật liệu tương ứng( đệm bằng giấy báo, giấy Cuộn hoặc hộp gỗ có ngăn thay hộp gỗ không ngăn và ngăn bằng bìa cứng hoặc mút xốp hoặc khung xương gỗ có thể mỗi cạnh 01 thanh gỗ nhưng bản rộng hơn……) tùy theo đặc tính từng loại hàng hóa mà vẫn đảm bảo hàng hóa không bị suy suyển trong quá trình vận chuyển
Nguồn: Internet