Nấm mốc là một loại nấm. Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm nhất định, nó có thể dễ dàng phát triển trên các sản phẩm bằng da, gỗ, vải, thậm chí là kim loại, gây ra các tác hại không mong muốn khác nhau. Dưới đây là một vài hậu quả do nấm mốc đem lại với hàng hóa:
1. Ảnh hưởng đến các sản phẩm bằng da
– Nấm mốc tạo ra các vết bẩn trên da (có thể có màu xám, xanh lá cây hoặc đen và có thể tồn tại vĩnh viễn ở các sản phẩm bằng da sáng màu)
– Các đốm và vết bẩn do nấm mốc làm cho da trông kém chất lượng gây ra sự xuống cấp của thành phẩm
– Nấm mốc có thể tiêu thụ các chất phụ gia quan trọng được sử dụng trong sản xuất da, chẳng hạn như rượu béo, tannin, v.v.
– Có thể tác động tiêu cực đến các đặc tính vật lý của da (ví dụ như giảm độ rách và độ bền kéo)
Khi nấm mốc bắt đầu phát triển trên da, nó sẽ không thể nhìn thấy được. Nó chỉ xuất hiện khi nó đã nhân lên đến mức việc loại bỏ vĩnh viễn nó trở nên khó khăn hơn nhiều và việc lau sạch bề mặt sẽ không giải quyết được vấn đề vì nó sẽ mọc trở lại ngay lập tức. Da hoặc thành phẩm sẽ cần được làm sạch kỹ lưỡng bằng dung dịch diệt nấm chống nấm mốc để ngăn sự tái phát trở lại.
2. Phá hủy các sản phẩm bằng gỗ
Gỗ là vật liệu hữu cơ nên nấm mốc rất dễ phát triển. Đồ nội thất bằng gỗ dễ bị mốc xâm nhập. Gỗ bị nấm mốc tấn công trở lên yếu về bề mặt cấu trúc, khiến chất lượng và thời hạn sử dụng của sản phẩm bị giảm. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khi bị mốc sẽ làm giảm độ thẩm mỹ, mất thời gian làm sạch hoặc sấy khô trước khi đưa vào sử dụng.
3. Khiến các sản phẩm bằng vải kém thẩm mỹ
Nấm mốc có thể sinh trưởng và phát triển dễ dàng trên bề mặt các sản phẩm bằng vải. Các sản phẩm như quần áo, sofa vải, thảm, chăn,… đều rất dễ dàng bị nấm mốc tấn công nếu không được bảo quản đúng cách.
Một khi những vật liệu này đã bị nấm mốc xâm nhập, việc cứu chúng là điều gần như không thể, và luôn khá tốn kém. Nấm mốc xâm nhập sâu vào cấu trúc vải, phát triển và lan rộng trên toàn bộ bề mặt sản phẩm. Nếu không được xử lý kịp thời, hậu quả là vô cùng lớn, vì các bào tử nấm có thể lan từ bề mặt sản phẩm này sang sản phẩm khác.
4. Gây rỉ sét các sản phẩm bằng kim loại
Kim loại bám bụi cũng hỗ trợ sự phát triển của nấm mốc. Một khi nấm mốc đã bén rễ, nó có thể khiến sơn bị rỗ và cuối cùng là bong tróc. Nấm mốc phát triển trong bụi có thể khiến kim loại bị xỉn màu và rỉ sét.
5. Gây thối, hỏng các sản phẩm nông sản
Các sản phẩm trái cây, hoa tươi sẽ trở lên nhanh thối rữa nếu bị nấm mốc xâm hại.
Cách khắc phục và ngăn ngừa nấm mốc
Một số biện pháp giúp ngăn ngừa và làm giảm thiệt hại do nấm mốc với hàng hóa:
– Với các sản phẩm bằng da: Trong quá trình sản xuất, da phải được xử lý với mức độ thuốc diệt nấm thích hợp
– Duy trì độ ẩm nhà kho, nơi ở dưới 60%; nhiệt độ kho từ 15ºC đến 30ºC
– Các sản phẩm bằng da, vải, gỗ, kim loại phải được bọc kín trong bao bì nilon để ngăn chặn hơi ẩm xâm nhập
– Sử dụng các sản phẩm giúp hấp thị độ ẩm và ức chế nấm mốc phát triển như gói hút ẩm, miếng chống mốc, dung dịch chống mốc.
Để được tư vấn thêm về giải pháp chống ẩm, mốc hàng hóa, vui lòng liên hệ HLC theo số:
– Hà Nội: 0913 207 773
– Đà Nẵng: 0913 216 680
– Bình Dương: 0903 402 618