Lashing là một danh từ dùng để chỉ công việc trong công tác vận chuyển hàng hóa. Nếu bạn dịch ra tiếng việt thì Lashing có nghĩa là chằng buộc hàng hóa. Với bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ nhất về lịch sử ra đời của lashing, khái niệm lashing là gì? Cũng như giới thiệu đến bạn các loại chằng buộc hàng đang được áp dụng phổ biến hiện nay.
Để biết được ứng dụng thực tế mà lashing được áp dụng vào công việc nào và vận hành chúng ra sao để đem về hiệu quả tối ưu nhất thì việc đầu tiên của bạn đó chính là hiểu rõ và xác định được khái niệm lashing là gì?
Lashing là thuật ngữ được sử dụng để chỉ công việc sử dụng các dây buộc như dây thừng, dây điện, dây vải với các thiết bị liên kết được sử dụng để cố định và buộc chặt hai hoặc nhiều mục với nhau theo một cách hơi cứng nhắc…
Việc biết thực hiện các thao tác lashing tối ưu sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế trong công việc chằng buộc hàng hóa.
Khái niệm lashing đã có từ rất lâu về trước. Trước kia công việc lashing có thể bao gồm việc quấn một vài dải vỏ cây xung quanh cành cây để làm nơi trú ẩn, hoặc sử dụng dây leo để gắn đá vào cành cây để làm rìu. Sau quá trình phát triển của nhân loại, các phương pháp tương tự được sử dụng, những dải vỏ cây và dây leo đã được dần thay thế bằng dây thừng sợi tự nhiên và hoặc các sợi dây đai dệt.
Với việc áp dụng các phương thức lashing từ thời xưa đã đem lại nhiều hiệu quả cho công việc chằng buộc hàng hóa hiện nay, với sự phát triển không ngừng hiện nay lashing đã được cải tiến, đa dạng để tối ưu phù hợp với các hình thức hàng hóa hiện nay.
Cargo lashing: Là công việc chằng hàng, buộc hàng trên các container được bộ phận vận chuyển chuyên biệt xử lý khi các container được di chuyển. Chi phí thực hiện công việc sẽ được tính cho các cá nhân, chủ hàng đứng ra chịu.
Container lashing: là quá trình cố định các container lại với nhau trên tàu và tháo dây đai / buộc container là việc tháo các container khi quá trình vận chuyển hoàn tất. Đây được coi là một trong những hoạt động rủi ro nhất trong lĩnh vực xếp dỡ hàng hóa đường biển.
Lashing certificate: Dịch sát nghĩa nó có nghĩa là giấy chứng thực chằng buộc hàng hóa an toàn từ các tổ chức có đủ thẩm quyền quyết định thông qua. Việc có được lashing certificate như một lần xác nhận bạn đã đủ an toàn khi vận chuyển hàng hóa. container an toàn.
Có một số phương pháp lashing nổi bật khác nhau. Mỗi phương pháp có một ứng dụng cụ thể để xây dựng dự án mạnh nhất. Hầu hết các dự án sẽ sử dụng một số phương pháp này.
Vì Lashing đã có từ rất lâu và được thực hiện ở mọi quốc gia trên thế giới, nên có nhiều cách khác nhau chằng buộc hàng hóa. Hãy nhớ rằng KHÔNG có một cách nào là cách DUY NHẤT. Thay vì đánh giá kỹ thuật của bạn dựa trên cách nó chắc chắn hay an toàn và nó trông gọn gàng như thế nào. Hãy tiếp tục thử các cách tiêu chuẩn khác nhau cho đến khi bạn tìm thấy một phương pháp phù hợp nhất với bạn và dự án của bạn.
1. Chằng buộc ép xuống – Top-over lashing
Chằng buộc ép xuống là phương pháp cố định hàng hóa bằng cách ép xuống và giữ hàng nhờ vào lực ma sát. Phương pháp này rất dễ thực hiện, thao tác và không tiêu tốn vật tư đóng gói.
Chỉ cần dùng dây chằng hàng xuất phát từ 1 điểm bên mạn đi qua đỉnh của kiện hàng và kết thúc tại bên mạn đối diện. Phương pháp này cần sử dụng thêm thanh gỗ để hàng không bị dịch chuyển theo phương dọc và ngang.
Nhược điểm của phương pháp này là nếu nén hàng với lực ép quá chặt có thể làm vỡ thùng hàng, gây hư hỏng cho hàng hóa bên trong.
2. Chằng buộc vòng – Loop lashing
Chằng buộc vòng là hình thức buộc hàng hóa vào một bên của thùng xe, giúp hàng hóa không bị dịch chuyển theo phương ngang. Dây đai Composite hoặc dây đai vải chịu lực cao xuất phát từ một điểm bên mạn đi vòng qua đỉnh rồi kết thúc tại điểm xuất phát ban đầu.
Phương pháp chằng buộc vòng có thể áp dụng cho mọi loại hàng trong container. Cách chằng buộc này không những giúp hàng không bị dịch chuyển về hai nạn container mà còn tạo sức ép làm tăng ma sát.
Tương tự như phương pháp chằng buộc ép xuống, phương pháp này cũng yêu cầu phải sử dụng kèm thanh gỗ để ngăn chặn hàng hóa di chuyển theo hướng dọc.
3. Phương pháp không có điểm chằng buộc – Spring Lashing
Chằng buộc không có điểm tiếp xúc là phương pháp chằng buộc sử dụng pallet làm các điểm chằng buộc tạm hoặc thiết bị chằng buộc khác. Phương pháp này giúp hàng hóa không bị trượt về phía trước hoặc sau.
Góc tạo ra giữa dây đai và bề mặt sàn container không lớn hơn 45 độ. Việc sử dụng phương pháp này cần tính toán đến góc, độ ma sát và khả năng chịu lực (LC) được ghi trên nhãn của dây đai theo tiêu chuẩn EN 12195.
4. Phương pháp chằng buộc trực tiếp (Straight Lashing / Direct Lashing)
Với những kiện hàng đóng container có các điểm chằng buộc cố định thì có thể dễ dàng thực hiện cách chằng buộc trực tiếp này.
Sử dụng dây đai vải polyester chịu lực cao để chằng buộc thẳng hoặc chằng buộc chéo tùy vào không gian chằng buộc.