Khái niệm về tĩnh điện
Hiện tượng tĩnh điện xảy ra ở khắp mọi nơi trong cuộc sống xung quanh ta. Về bản chất thì tĩnh điện chỉ đơn thuần là sự mất cân bằng về điện tích của một vật chất nào đó. Chẳng hạn như khi ta mài dao, một số điện tích hay còn gọi là electron sẽ bị mất đi do quá trình cọ xát và kết quả là vật mất điện tích sẽ mang điện tích dương, còn vật nhận thêm điện tích sẽ mang điện tích âm.
Các nguyên nhân sinh ra tĩnh điện
Do ma sát giữa hai loại vật chất mà ra hoặc do cảm ứng điện
Do đó hễ có chuyển động là có ma sát và sinh ra tĩnh điện
Bụi chuyển động trong không khí, bị ma sát với không khí cũng bị tích điện đó chính là mối liên quan giữa chống tĩnh điện và phòng sạch.
Sự nguy hiểm của tĩnh điện
Tĩnh điện thường không ảnh hưởng gì nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của con người. Tuy nhiên, trong lĩnh vực công nghiệp thì tĩnh điện có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất sản phẩm:
+Tĩnh điện gây ra hiện tượng phóng điện, có thể gây hư hỏng các linh kiện hoặc thiết bị, máy móc điện tử. Hiện tượng tĩnh điện cũng có thể gây cháy nổ, hỏa hoạn trong các ngành công nghiệp xăng, dầu, gas…
+Tĩnh điện có thể gây nên hiện tượng bám dính: Tĩnh điện tồn tại trên bề mặt của vật thể, khi đạt đến một độ thích hợp sẽ tạo ra từ trường tĩnh điện. Từ đó nó hút các vật thể vào bề mặt của vật mang tĩnh điện. Trong công nghiệp, hiện tượng này được gọi là hiện tượng “hút bụi”. Nó gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến các ngành sản xuất linh kiện điện tử, lắp ráp máy móc, sản xuất thực phẩm, dược phẩm… là những ngành yêu cầu có bề mặt sạch, không bám bụi bẩn.
Vì vậy khử hiện tượng tĩnh điện là một việc phải làm. Vấn đề tĩnh điện là một vấn đề rất rất quan trọng. Đặc biệt là ở các xứ có không khí lạnh và khô.
Ở điều kiện môi trường như vậy khả năng tích điện của cơ thể rất lớn. Đặc biệt các linh kiện điện tử như IC rất nhạy về điện. Nó nhạy đến mức mà đôi khi chính sự tĩnh điện của con người cũng đủ để làm hỏng cách điện của mạch trong IC. Và kết quả là ta chỉ sờ tay vào cũng đủ làm hỏng con IC đó. Ở một khía cạnh khác thì các vật tích điện trái dấu thường có xu hướng hút nhau. Đó là lý do vì sao các thiết bị điện tử như tivi lại bị bụi bám nhiều như thế. Trong sản xuất, có những khâu yêu cầu sản phẩm phải thật sạch sẽ, không được bám bụi cũng như các linh kiện điện tử phải được khử hết tĩnh điện để tránh những rủi ro đáng tiếc trong quá trình chế tạo và lắp ráp.
Yêu cầu đóng gói hàng điện tử
Những mặt hàng thuộc vào nhóm linh kiện điện tử bao gồm tivi, máy ảnh, điện thoại, máy tính… và các bo mạch điện tử. Linh kiện điện tử chính xác là những sản phẩm công nghệ đòi hỏi tính bảo vệ cao. Do linh kiện điện tử dễ dàng bị hỏng hóc nếu như không được bảo quản một cách kỹ càng, cẩn thận. Nếu gặp nước hay xảy ra va đập thì đồ điện tử sẽ bị vỡ hoặc hỏng hóc. Đặc biệt các sản phẩm điện tử dễ bị thiệt hại do phóng điện xảy ra. Vì vậy khi đóng gói hàng điện tử phải được phủ một lớp bảo vệ bằng kim loại bên trong với độ bền cao, nó được cấu tạo từ một lớp chắn điện hợp kim với một lớp bảo vệ bằng nhựa dẻo dai, tạo nên khả năng mài mòn và chịu lực tốt. Các sản phẩm thường dùng bảo vệ hàng điện tử là: Thiết bị kiểm tra độ tĩnh điện, thiết bị tạo I-on, văn phòng phẩm sạch chống tĩnh điện, dụng cụ phòng sạch chống tĩnh điện (quần áo chống tĩnh điện, túi chống tính điện, dây nối đất chống tĩnh điện, mũ chống tỉnh điện, thảm cao su chống tính điện…)
Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ
CÔNG TY HLC VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 45, đường Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
ĐT: 024. 7300.6883 – 024.66533873, hotline: 0913207773
Email: sales@hlcvn.com
http://www.hlcvn.com
https://baoquanhanghoa.com