“Tồn kho, về cơ bản, là một thứ tồi tệ”- Theo Tim Cook
Tồn kho là nguồn đầu tư chính ảnh hưởng tới dòng tiền và khả năng lợi nhuận. Giá trị tồn kho có thể chiếm từ 1/3 cho đến một nửa tổng tài sản của các công ty không còn là điều gì lạ lẫm. Đó là chưa kể đến những khoảng chi phí không hề nhỏ đi kèm với việc sở hữu tồn kho. Giảm lượng tồn kho có thể giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản ROA (Return On Assets) của hầu hết các doanh nghiệp hiệu quả hơn nhiều so với các yếu tố khác.
Có thể lấy ví dụ, giảm 50% lượng hàng tồn kho chắc chắn sẽ làm tỷ suất ROA tăng thêm 10-25%. Một số ngành công nghiệp đặc thù, như hàng không vũ trụ hay quốc phòng, cho rằng tồn kho không thành vấn đề với họ, vì các ngành này nhận được các khoản thanh toán “theo tiến độ” từ khách hàng hoặc họ sẽ không ngần ngại “loại bỏ” những phần sản phẩm sai lệch sau khi đã hoàn thành đơn hàng và lượng dự trữ “tồn dư” còn sót lại.
Sản Xuất Không Dự Trữ – Tương Lai Của Quản Trị Kho Hàng
Tim Cооk tuy không được đánh giá là một nhà lãnh đạo tiên phong, có nhiều đột phá sáng tạo như hình ảnh Steve Jobs vẫn đang được ghi nhớ tới, nhưng tài năng thiên bẩm của ông trong lĩnh vực vận hành và chuỗi cung ứng đã được thể hiện thông qua những chiến lược quản lý tồn kho được triển khai kể từ khi ông gia nhập Aррlе.
Có lẽ thành tích đáng chú ý nhất của ông chính là khả năng duy trì tỷ suất doanh thu (và khả năng sinh lời) cao kỷ lục, có thể thấy thông qua việc công ty tiếp tục đạt doanh thu hàng trăm tỷ đô la mỗi năm.
Các mô hình cửa hàng bán lẻ nhỏ hơn, ngay cả những đối tượng bắt buộc phải có doanh thu để kinh doanh như các cửa hàng tạp hoá, cũng không tạo nên được những kỳ tích như Apple. Trong bản tin của Hàng hóa Người tiêu dùng, Sean O’Rеillу và Vinсеnt Shen đã nói về cách ông Cook định hướng cho Apple đạt được vị thế hiện tại như một tiêu chuẩn vàng về quản lý tồn kho.
Sản xuất không dự trữ, bạn đã nghe đến bao giờ chưa?
Quản lý sản xuất không dự trữ là chiến lược cốt lõi và tối ưu cho các kho hàng vì nó thực sự có lợi cho việc thúc đẩy dòng tiền và tạo điều kiện trên thực tế cho các mô hình kinh doanh mới.
Tất cả sẽ chỉ còn là những cửa hàng bán lẻ trực tuyến áp dụng mô hình không dự trữ, theo đó, họ sẽ in giáp lưng đơn đặt hàng của khách hàng với một phiếu đặt hàng (PO) và vận chuyển sản phẩm cuối cùng đến ngay cho khách hàng.
Trong mô hình kinh doanh không dự trữ, hàng tồn kho sẽ được đẩy ngược trở lại một cách hiệu quả vào chuỗi cung ứng bởi đơn vị bán lẻ không muốn gặp phải rủi ro hoặc tốn chi phí duy trì hàng tồn kho.
Dù cho lợi ích của nó đối với việc cải thiện dòng tiền có lớn đến thế nào, đây cũng là một phương pháp làm việc tương đối mạo hiểm từ góc nhìn của nhà quản lý kho vận, vì nó đặt gánh nặng về quản lý tồn kho lên đơn vị sản xuất, vốn cũng đang phải tự mình hoàn thành các đơn hàng và giao thẳng đến cho khách hàng. Các đơn vị sản xuất bây giờ sẽ cần có thêm trách nhiệm trong việc dự báo sản lượng dự trữ cần thiết và quản lý việc bị trả lại các mặt hàng bị lỗi hay không vừa ý khách hàng.
Như vậy, kết quả cuối cùng đối với đơn vị sản xuất là họ sẽ phải tham gia trực tiếp vào quy trình đặt hàng từ người tiêu dùng (B2C). Các nhà sản xuất thường không bao giờ muốn tham gia vào quá trình đặt hàng thì nay sẽ bắt buộc phải làm việc trực tiếp với người dùng cuối. Điều này nghĩa là họ sẽ cần có một quy trình nhận đơn hàng từ người tiêu dùng hoặc giao hàng trực tiếp tận nhà thay vì giao đến các kho trung tâm.
Sự dịch chuyển này sẽ đòi hỏi một sự thay đổi về tư duy. Các chính sách dịch vụ khách hàng, lưu lại số lô sản xuất nhằm ghi nhớ quy trình phân phối sản phẩm, vấn đề về bảo hành và đóng gói là những vấn đề mới cần giải quyết, mà như trước đây, nhà sản xuất chưa từng phải lo lắng về chúng. Vì thế, việc các đơn vị sản xuất tự có cho mình những quy trình đặt hàng từ người tiêu dùng (B2C) và từ đại lý/doanh nghiệp (B2B) khớp nhau và thỏa mãn mọi khách hàng liên quan là hết sức quan trọng.
Làm thế nào để đạt được một hệ thống sản xuất không dự trữ?
Sản xuất không dự trữ là một hệ thống mà trong đó công ty không có hoặc có lượng hàng tồn kho rất nhỏ được lưu giữ, chỉ đặt chính xác lượng hàng sẽ được bán và nhận được chúng khi có nhu cầu. Ông Eric Cаrtеr, kỹ sư về cấu trúc giải pháp tại Indigo Software, đưa ra nhận định rằng: “Quản lý sản xuất không dự trữ là chiến lược cốt lõi và hữu dụng cho các đơn vị kho vận vì nó thực sự có lợi cho việc thúc đẩy dòng tiền và tạo điều kiện thực tế cho các mô hình kinh doanh mới”.
Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn, ít tốn kém và linh hoạt hơn. Nó dựa trên nguyên tắc JIT (just-in-time – tức thời), mà cơ sở là khoảng thời gian thực hiện đơn hàng ngắn, tránh tình trạng lượng hàng tồn kho quá lớn.
Ý tưởng được đưa ra là chuỗi cung ứng sẽ đạt 100% độ tin cậy, và chỉ cung cấp chính xác một lượng các nguyên vật liệu cũng như các thành phần đã được xác định rõ ràng, khi chúng được yêu cầu. Đây là một mô hình hoàn hảo cho đại đa số các doanh nghiệp, và công nghệ đang tạo điều kiện cho việc thực hiện hóa mô hình này dễ dàng hơn bao giờ hết.
Sản Xuất Không Dự Trữ – Tương Lai Của Quản Trị Kho Hàng
Để xây dựng được hệ thống sản xuất không dự trữ, hàng hoá sẽ phải được sản xuất và vận chuyển dựa trên nhu cầu hoặc tiêu thụ thực tế. Để đảm bảo các quá trình đạt tối ưu, các công ty cần có một giao diện có cái nhìn tổng thể về tất cả các đơn vị cung cấp của họ trong toàn bộ chuỗi cung ứng, và họ cần theo dõi chặt chẽ những dữ liệu quan trọng để đảm bảo ngay khi sản phẩm được bán ra, mọi thông tin phải được cập nhật ngay lập tức.
Công nghệ sẽ là một nền tảng không thể thiếu để đảm bảo hệ thống sản xuất không dự trữ đạt hiệu quả cao nhất. Hệ thống quản lý kho (WMS) truyền thống có thế mạnh trong lập kế hoạch và quản lý tồn kho, nhưng điểm yếu là nó chỉ tập trung vào việc giao các tác vụ hàng ngày, tuần tự hoặc theo kiểu thác chảy (cuốn chiếu), khuyết điểm này đã thể hiện sự yếu kém trong thời đại bùng nổ của thương mại điện tử và nhu cầu cần xử lý nhanh chóng các đơn hàng ngày càng phức tạp.
Xu hướng đang gia tăng hiện nay chính là khuyến khích các quy trình vận hành áp dụng một phương thức tiếp cận thay thế hoặc trung gian với các công nghệ mới hoặc tiên tiến. Hệ thống Quản lý Đội xe (FMS) hoặc Phần mềm Tối ưu hóa Lộ trình (ROS) có thể mang lại một cái nhìn toàn diện về vận tải trong chuỗi cung ứng.
Biết được chính xác khi nào cần đặt hàng, theo dõi toàn bộ tiến trình vận chuyển và chi phí vận chuyển chi tiết, có thể giúp hệ thống sản xuất không lưu trữ của các doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết. Được tích hợp công nghệ học máy, các giải pháp hiện đại FMS/ROS như vRoute có thể phân tích các dữ liệu vận tải trong quá khứ để đảm bảo rằng hàng hoá được xử lý một cách chính xác nhất theo thời gian thực.
Abivin vRoute là một giải pháp toàn diện hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Logistics của bạn. Đăng ký và dùng thử miễn phí ngay hôm nay!
Theo logistics