Cùng HLC Việt Nam điểm qua và tìm hiểu các loại chất hút ẩm bảo quản hàng hoá
Việc chọn lựa và sử dụng đúng loại, đúng cách chất chống ẩm là cách tốt nhất để bảo vệ hang hoá khỏi các tác nhân nguy hại từ độ ẩm. Các nguyên nhân gây ra độ ẩm có thể kể tên như độ ẩm trong hang hoá, độ ẩm trong vật liệu đóng gói, độ ẩm trong môi trường bảo quản hay vận chuyển – cần phải được kiểm soát, xử lý bằng một giải pháp chống ẩm phù hợp, giữ cho hang hoá luôn ở trong điều kiện lý tưởng. Có thể kể ra các loại chất chống ẩm như sau:
Được sản xuất từ natri silicat và axit sulfuric, silica gel có cấu trúc vi xốp, vô định hình với sự phân bổ khe hở khoảng 3-60 angstroms. Nó có bề mặt rộng xấp xỉ 800m2/gr và có thể hấp thụ nước lên đến 40% trọng lượng riêng.Silica gel có tính năng hút ẩm vật lý bằng cách giữ nước, hơi ẩm trong về mặt và mao quản hơn là so với cơ chế hút ẩm hoá học.
Silica gel được sử dụng phổ biến do độ bền, không bị mài mòn và không độc hại. Một số cấp độ còn được chính phủ Mỹ cấp phép sử dụng trong thực phẩm hoặc dược phẩm. Silica gel hoạt động hữu hiệu ở nhiệt độ dưới 25oC, khi nhiệt độ tăng, khả năng hút ẩm sẽ giảm. Do vậy, việc sử dụng silica gel tại những nước nhiệt đới như Thái Lan, Campuchia, Việt Nam … sẽ được khuyến cáo về hiệu quả do mức nhiệt cao và sự giao động lớn về nhiệt độ.
Nhìn chung, có hai loại silica gel: silica gel thường có màu trong suốt (hay còn gọi là silica gel trắng) và loại silica gel chỉ thị có màu xanh. Kích thước phổ biến là từ 2-5mm. Silica gel chỉ định được ngâm tẩm với chỉ thị cobalt clorua sẽ chuyển từ màu xanh sang màu hông khi ngậm khoảng 6% trọng lượng nước. Việc sử dụng silica gel chỉ thị luôn được khuyến cao, một số tổ chức bảo vệ sức khoẻ như Uỷ ban châu âu và tổ chức nghiên cứu ung thư đã xếp Cobalt Chlorua là loại chất gây ung thư (carcinogen)
2. Đất mùn
Đất mùn có được gọi là diatomite, thực chất là một loại hoá thạch. Đất mùn có tính xốp và có thể hút nước với một số chất xúc tác, lên tới 80% trọng lượng chính nó. So với silica gel, đất mùn hút ẩm chậm hơn đáng kể. Ở nhiệt độ 25oC và độ ẩm tương đối 75%, silica gel có thể hấp thụ độ ẩm trong vòng vài giờ, trong khi đó, đất mùn có thể mất vài ngày đến cả tháng để đạt được mức hút ẩm tối đa.
3. Đất sét Montmorillonite (Montmorillonite Clay)
Đất sét montmorillonite là loại đất sét tự nhiên với cấu trúc xốp. Sau khi được nung, Montmorillonite clay có thể hấp thụ đến 25% trọng lượng chính nó và có thể được tái sinh để sử dụng lại tại nhiệt độ thấp.
4. Phân tử Sieve (Molecular Sieve)
Phân tử Sieve hay còn gọi là Snythetic Zeolite hoạt động tốt ở mức độ ẩm tương đối 10-30%, với tiết diện bề mặt lớn, phân tử sieve có thể hút ẩm lên đến 22% trọng lượng chính nó.
5. Calcium Oxide (CaO)
Canxi oxit hay còn gọi là vôi sống có khả năng hút ẩm trên 28.5%, chủ yếu được sử dụng khi đóng gói thực phẩm mất nước. Hữu hiệu khi giữ độ ẩm ở nhiệt độ cao, tuy nhiên nhược điểm là bốc mùi khi hút ẩm.
6. Calcium Sulfate (CaSo4)
Canxi sunphat được làm ra trong quá trình khô hoá có kiểm soát của thạch cao. Khả năng hút ẩm tương đối thấp. Có tính ổn định, không độc và không mài mòn..
7. Calcium Chloride (CaCl2)
Là muối tự nhiên, khả năng hút ẩm có thể lên đến 300% trọng lượng chính nó tại điều kiện độ ẩm tương đối 90%. An toàn, không độc hại. Có ưu điểm là khả năng hút ẩm theo cơ chế hoá học. Khi hút nước sẽ chuyển hoá thành dạng gel và không bị bão hoà trở lại thành dạng nước.